Home > Kỹ năng mềm > Bạn đã biết 7 bí quyết xây dựng lòng trung thành của nhân viên

Bạn đã biết 7 bí quyết xây dựng lòng trung thành của nhân viên

Nhân viên

Chia sẻ 7 bí quyết xây dựng lòng trung thành của nhân viên. Thông qua đó, bạn có thể quản lý nhân viên tốt hơn, khơi gợi sự sáng tạo, hăng say làm việc, từ đó đột phá doanh số

Dành nhiều thời gian hơn

Bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho việc kiểm soát nhân viên khi có sự cố xảy ra. Đâylà phản ứng tự nhiên khi một nhân viên không tốt làm tổn hại công ty, và các nhân viên còn lạiđều thông cảm với Sếp về điều này.

Tuy nhiên không nên siết chặt quá mạnh, quá nhanh. Mọi việc cần có thời gian, mà thời gian của bạn chia vào rất nhiều việc, rất nhiều dự án để phát triển công ty. Siết từ từ, mọi việc dần sẽ vào khuôn. Còn “dục tốc” thì “bất đạt”. Có thể trong công ty bạn còn vài “con sâu” khác, nhưng bạn làm gấp thì cũng chẳng thể phát hiện được nó ngay mà có khi còn có nguy cơ làm những người thật lòng với công ty ra đi.

Hãy bình tĩnh và tiếp tục những dự án cũ, trừ phi là bạn đánh giá nó vô vọng. Việc bạn cứ “tỉnh như không” cũng thể hiện bản lĩnh của bạn với mọi nhân viên, và bạn hãy yên tâm đi, “có đức mặc sức mà ăn”, cổ nhân nói không sai bao giờ đâu.

Chia nhỏ công việc

Chia một công việc ra làm nhiều công việc nhỏ cho nhiều người khác nhau phụ trách. Trước đây khi người ta tin nhau tuyệt đối, người bán hàng có thể đồng thời cũng làm nhiệm vụ mua hàng. Nay thì đa số các công ty tách ra thành 2 khâu cho 2 người, thậm chí là hai phòng ban khác nhau phụ trách. Chỉ nội việc bán hàng cũng có thể tách nhỏ ra thành nhiều khâu.

Trước đây người bán hàng kiêm luôn marketing, tiếp xúc KH, giao nhận, thu tiền, thống kê… Nay thì phân biệt BP marketing riêng, bán hàng trực tiếp riêng, bán hàng qua ĐT riêng, quan hệ khách hàng riêng, giao nhận riêng, thu tiền riêng, thống kê riêng.

Tất nhiên khi không đủ nguồn lực chúng ta vẫn gộp nhiều chức năng vào cho một người xử lý. Trong trường hợp ấy cần tạo ra môi trường thông tin cho những người khác “biết” việc của người này, chỉ cần “biết” đã là một sự giám sát lẫn nhau khá hữu hiệu; còn trao cho những người hay bộ phận nay đang thực hiện chức năng khác thêm chức năng giám sát thì còn tốt hơn, mà thành lập hẳn một BP có chức năng chuyên môn duy nhất là giám sát thì là tuyệt nhất (nếu bạn có đủ tiền).

Bạn cứ xem lại sự phát triển tố chức xã hội của loài người xem có đúng vậy không: hàng ngàn năm truớc đây làm gì có cơ quan tư pháp, còn bây giờ khó tưởng tượng được nước nào lại không có.

Luân chuyển công việc

Luân chuyển công việc, luân chuyển cán bộ: đây là cách mà hệ thống chính quyền nước ta đang áp dụng, nó vừa tạo ra sự hứng thú của nhân viên, vừa tạo ra sự thử thách để có thể sẽ đề bạt nhân viên, nhưng trên tất cả là nó tạo ra sự hiểu biết của nhiều người với một loại công việc, từ đó tạo ra sự ổn định cao cho tổ chức khi vì một lý do gì đó người nhân viên không còn tiếp tục làm việc cho bạn nữa.

Đối với bộ phận kinh doanh của bạn, bạn hơi khó để đưa một người ở bộ phận khác vào làm kinh doanh vì nghề này cần năng khiếu nhất định, tuy nhiên ít nhất là bạn có thể cho luân chuyển khách hành của nhân viên này cho nhân viên khác xử lý, tất nhiên là khi có lý do nào đó, ví dụ 6 tháng không thấy KH đó hỏi mua lại hàng…

Sự chân thành

Đây chính là điểm mấu chốt đầu tiên, thói quen được hình thành trong suốt quá trình làm việc và trải nghiệm của những nhà quản lý. Họ hoàn toàn không có suy nghĩ “công cụ hóa” những người làm việc dưới mình, không dùng chức vị cũng như quyền hạn để lợi dụng chất xám và sức lao động của nhân viên. Sự chân thành còn thể hiện ở thái độ, lời nói trong suốt những cuộc họp hay thậm chí là những lần gặp gỡ bên ngoài.

Sự tin tưởng các thành viên trong nhóm

Hãy theo dõi những cuộc thảo luận, những buổi họp giao nhiệm vụ để thấy sự khác biệt giữa một nhà quản lý với những nhân viên trung thành và người ngược lại. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là niềm tin. Họ có một niềm tin nhất định vào nhân viên của mình trong những công việc sắp đến thông qua những cơ sở chuyên môn và tinh thần họ nhìn thấy được. Không những có niềm tin, những nhà quản lý còn tìm những cách thức phù hợp để thể hiện nó với nhân viên thay vì chỉ giữ trong đầu mình. Những nhân viên biết rằng cấp trên luôn tin tưởng họ sẽ mạnh dạn hơn trong việc chấp nhận những thử thách táo bạo hơn, sẽ không bỏ cuộc ngay cả khi vấp ngã hay gặp phải khó khăn.

Lắng nghe chia sẻ các giá trị, tư tưởng của mình

Thêm một điều đặc biệt nữa mà những nhà quản lý với nguồn nhân viên trung thành thường có đó chính là thái độ cởi mở, sẵn sàng đưa những giá trị mà bản thân tâm đắc vào những cuộc trò chuyện với nhân viên. Họ không bao giờ để các thành viên trong nhóm phải “đoán già, đoán non” về những gì cần thiết để thành công trong tổ chức và mục tiêu mà công ty hướng đến.
Họ cũng không sợ bị chứng minh bản thân là sai, quan điểm của họ là duy trì một cuộc đối thoại có ý nghĩa, chứ không phải để giành phần thắng trong một cuộc tranh luận. Năng lượng tích cực và niềm tin của họ vào những người họ làm việc cùng là dễ lây lan và tăng cường năng lượng cho mọi người.

Luôn sẵn sàng hỗ trợ, có mặt đầu tiên trong các sự cố

Khi những tính toán, chiến lược của cả tập thể gặp vấn đề phát sinh, làm gián đoạn đến tiến trình chung của dự án thì đây là lúc để nhìn rõ một nhà lãnh đạo mẫu mực, có trách nhiệm. Thay vì bỏ mặc nhân viên tự giải quyết vì cho rằng khâu thực thi kém, những quản lý có nhân viên trung thành là những người có mặt đầu tiên và đưa ra các hướng giải quyết cần thiết để khắc phục sự cố và hoàn thành công việc tốt nhất. Họ không mong đợi bất cứ ai thực hiện một nhiệm vụ mà chính họ cũng không sẵn sàng.

Bình luận bài viết

error: Content is protected !!